CÁC SAO TỐT & PHƯƠNG CÁT CẦN DÙNG TRONG HỌC THUẬT PHONG THỦY

cac-sao-tot-trong-phong-thuy

Các sao tốt trong phong thủy – Tư vấn chọn phương cát, hướng tốt trong năm để khởi công xuất dựng động thổ.

Thầy phong thủy vũng tàu, hướng dẫn cách chọn các sao tốt trong phong thủy.

Học thuật trạch cát là một trong những học thuật cổ của Trung Hoa. Đối chiếu theo thiên địa tự nhiên, dùng âm dương làm biểu lý, dùng ngũ hành làm kinh vĩ, tạo nên quy luật vận hành luân chuyển trong trời đất.
Từ ngàn xưa không riêng gì xã hội phương Đông, mà loài người nói chung trên trái đất đều sử dụng việc đoán định thời gian để khởi công hành sự công việc. Phần này chuyên bàn về các pháp thức hệ trọng trong thuật trạch cát – rất gần với thuật phong thủy. Pháp tuyển trạch chính là pháp tạo mệnh, tức là: 1) xem lai long nên lấy cục nào để bổ, 2) xem hướng để liệu phải tránh sát nào, sát nào chế hóa được, dùng cát tinh chiếu vào, 3) xem bản mệnh chủ nhân mà phù giúp (gọi là tương chủ). Pháp tạo mệnh cần những nguyên tắc sau:

  • Âm dương không hỗn tạp
  • Tọa hướng gặp tam hợp cục, bổ long – tương chủ (giúp chủ).
  • Sao cát nhập sơn – hướng mộ
  • Kiêm tinh – thần cát, tránh né thần hung.

ÂM DƯƠNG KHÔNG HỖN TẠP
Xét long nhập thủ âm hay dương, dùng dương long dương hướng thì bát tự (năm, tháng, ngày, giờ) cũng phải dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất). Nếu âm long âm hướng thì dùng bát tự cũng phải âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Đây là chưa xét tới các yếu tố khác. Ví dụ: Long nhập thủ là Cấn sơn thuộc âm long, lập mộ phần tọa Quý hướng Đinh (đều thuộc âm), khi tuyển trạch cũng phải dùng can chi âm để bổ long. Ví dụ khác: long nhập thủ là Ngọ sơn thuộc dương long, lập mộ phần tọa Bính hướng Nhâm hoặc tọa Thân hướng Dần (Nhâm và Dần đều là dương), vậy tuyển trạch phải dùng chữ bát tự dương để bổ long.

TỌA HƯỚNG GẶP TAM HỢP CỤC, BỔ LONG – TƯƠNG CHỦ
Tọa hướng nơi đây ý nói dùng hướng nạp thủy sao cho được thế chân kiềng, tức là tam hợp cục. Xét về hình thế là lập huyệt tại nơi con sông hợp lưu, có hai thủy đáo tại Sinh và Vượng, nơi hợp lưu khứ tại Mộ khố. Ta phải xét lai long thuộc hành nào để còn dụng cục tam hợp để bổ, sử dụng chính ngũ hành để xét:

Trong học thuật phong thủy, có năm cục chính như sau:

  • cục vượng: là cục đồng khí với hành thể
  • cục ấn: là cục sinh ra hành thể
  • cục tài: là cục bị hành thể khắc chế
  • cục tiết: là cục được hành thể sinh ra
  • cục quỷ: là cục khắc chế hành thể

Người ta dùng cục vượng, cục ấn, cục tài để bổ; dùng cục tiết và cục quỷ để chế hóa. Ví dụ: lập mộ tại thế đất Cấn long, Cấn thuộc thổ – là âm long. Ta dụng những cục bổ long như sau:

  • cục tài/vượng: Thân – Tý – Thìn thủy cục
  • cục ấn: Dần – Ngọ Tuất hỏa cục.

TƯƠNG CHỦ
Có nghĩa giúp đỡ chủ mệnh, tức là mệnh nạp âm ngũ hành năm sinh của người chủ. Đối với âm phần là mệnh nạp âm của người chết làm chủ. Đối với dương cơ là mệnh nạp âm năm sinh của người chủ quản lý gia đình làm chủ mệnh. Ví dụ:

  • mệnh thủy: dùng cục Thân – Tý – Thìn để bổ
  • mệnh mộc: dùng cục Thân – Tý – Thìn để bổ
  • mệnh hỏa: dùng cục Dần – Ngọ – Tuất để bổ
  • mệnh thổ: dùng cục Dần – Ngọ – Tuất để bổ
  • mệnh kim: cũng dùng cục thủy Thân – Tý – Thìn để bổ

Ví dụ 2: lập mộ tại thế đất Dậu long, hành kim, âm long. Ta có hai cục để bổ:

  • cục vượng: Tị – Dậu – Sửu kim cục, âm cục
  • cục tài: Hợi – Mão – Mùi mộc cục, âm cục

để quyết định chọn cục nào, ta phải xét xem mệnh của người chết hành nào:

  • người mệnh thủy: nên dùng cục ấn Tị – Dậu – Sửu
  • người mệnh kim: có thể dùng cả cục vượng kim lẫn cục tài.
  • mệnh mộc: nên dùng tài cục Hợi – Mão – Mùi
  • mệnh hỏa: nên dùng tài cục Hợi – Mão – Mùi.

SAO TỐT NHẬP SƠN – HƯỚNG MỘ
đây ý nói sao đương lệnh vận đáo sơn đáo hướng khiến cho mộ phần hay dương trạch cát tường. Trong pháp thức lập trạch mệnh bàn Cửu cung ai tinh huyền không đã ghi rõ.
KIÊM TINH THẦN CÁT, NÉ TRÁNH THẦN HUNG
Đây là nói tới việc lựa chọn các sao tốt, né tránh các sao hung. Các hệ thống sao trong thuật trạch cát rất đa dạng, bao gồm cả Niên, Nguyệt, Nhật, Thời.


MỘ LONG BIẾN VẬN (niên nguyệt khắc sơn gia)
Đây là công thức rất quan trọng của thuật trạch cát và phong thủy, dùng để xác định năm tháng ngày giờ động thổ xây dựng nhà cửa/mộ phần. Chỉ dùng cho việc khai sơn lập hướng mà không dùng trong việc tu tạo. Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, nhà cửa và mộ phần phần đông không biết tung tích của lai long. Nên sử dụng pháp thức này, lấy sơn nhà (hoặc sơn mộ phần) làm chính yếu để xét. Ví dụ: Ngôi nhà tọa Giáp hướng Canh, lấy sơn Giáp để xét; ngôi mộ tọa Quý hướng Đinh, lấy sơn Quý để xét.

Trong hệ tù truyện đã nói rằng: “Trời đất định vị, núi đầm thông khí, với sấm gió quyện vào nhau, với thuỷ hóa sẽ không bắn nhau”. Đây là miêu tả với quá trình bát quái với sinh hóa:

Hành Giáp vốn thuộc hành Mộc, nạp quái ở cung Càn, Nhất thiên sinh thủy – Khôn địa lục thành chi (trời sinh thủy, đất 6 làm cho thành), vậy là can Giáp theo Càn hóa thành Khảm. Đây được coi là khi Càn Khôn theo hai quẻ phụ mẫu gia cấu, Càn sẽ lấy hai nét gạch trên/dưới của hành Khôn để có thể biến thành Khảm. Vì vậy Giáp thường mang hành Thủy.

Ất thuộc Mộc, nạp Giáp ở Khôn, Khôn địa nhị mang sinh hóa – theo Càn thiên thất thành chi (lấy số 2 sinh hóa, trời lấy số 7 để làm thành). Đây là khi khi Khôn lấy thêm hai nét gạch trên và phía dưới của Càn để có thể làm thành quẻ Ly. Vì vậy, Ất mang theo hành hỏa. Đây chính là “trời đất định vị”.

Bính thuộc Hỏa, có nạp giáp ở Cấn, Cấn đối nhau với Đoài, Cấn sẽ lấy hào dưới của Đoài để biến thành quẻ Ly. Đây là tượng của Bính thụ nhận theo hành hỏa từ Ly (mặt trời, thái dương hỏa). Vì vậy Bính sẽ mang theo hành hỏa.

Đinh thuộc hành hỏa, nạp giáp ngay tại Đoài, Đoài đối nhau với cung Cấn, lấy hào trên của Cấn để biến thành quẻ Càn, theo tượng để cho can Đinh thụ nhận Càn hóa. Vì vậy, can Đinh thuộc hành Kim. Đây chính là “núi đầm thông khí”.

Canh thuộc Kim, với nạp giáp tại Chấn, Chấn đối nhau tại Tốn, lấy hào phía trên của Tốn để có thể trở thành quẻ Khôn, tượng cho can Canh thụ nhận Khôn hóa. Vì vậy can Canh mang theo hành Thổ.

Tân Thuộc Kim, nạp giáp tại Tốn, Tốn đối nhau với cung Chấn, lấy theo hào trên của Chấn để biến thành quẻ Khảm, tượng của can Tân thụ nhận Khảm Hóa. Chính vì vậy, can Tân mang theo hành Kim. Đây được gọi là “Sấm gió nằm quện vào nhau”.

Nhâm thuộc hành Thủy, có nạp giáp tại Ly, nạp giáp thuộc Ly, Ly nằm đối nhau với Khảm, lấy các hào giữa của Khảm để biến hành quẻ càn, tượng cho can Nhâm thụ nhận theo Càn hóa, can Nhâm thuộc Kim. Dù vậy, Nhâm nạp khí Ly Hỏa tuy có thể bị Càn hóa, nhưng do tính quy luật khắc kim vì vậy hành hỏa sẽ không thể bị thoái vị, vì vậy can Nhâm mang theo hành Hỏa.

Quý lại vốn thuộc hành Thủy với nạp giáp tại Khảm, Khảm nằm đối nhau với Ly, và lấy hào giữa của Ly để có thể biến thành quẻ Khôn, vì vậy can Quý đã bị Khôn hóa. Vì vậy Quý thuộc hành Thổ. Đây là mối quan hệ giữa hai quẻ Khảm Ly, được gọi là nước lửa không bắn nhau.

Chúng ta thấy rằng: hai quẻ bói Càn và Khôn (thoái thân vào Thân và Hợi trong hậu thiên) chính là tổ tông, vì vậy ngũ hành của chúng chắc chắn không thay đổi. Theo Đoài Chấn Khảm Ly nằm ở vị trí tứ chính Tý Ngọ Mão Dậu chính là nơi Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ với công năng cho răng thời lệnh của bốn mùa là nơi khí hóa hành ở đó sẽ không thể biến đối.

Hồng phạm ngũ hành được ứng dụng rất nhiều trong pháp quyết “Mộ long biến vận” của thuận trạch cát. Với pháp thức này trở nên rất quan trọng cho chính việc xem ngày, đoán giờ để có thể né tránh được các sự xung khắc của năm tháng ngày giờ đối với mộ long của chính căn nhà hay các ngôi mộ trong năm bạn muốn xây dựng. Nó còn được gọi với tên là “Niên khắc sơn gia”.

CÔNG THỨC
xét sơn tọa của ngôi nhà, ngôi mộ sắp lập là gì, rồi đem so sánh với bảng “Hồng phạm ngũ hành” xem sơn tọa đó thuộc hành gì. Khi đã biết hành Hồng phạm của sơn đó rồi, tìm mộ khố theo cục tam hợp như sau:

  • Hành thủy/Hành thổ: Thân (sinh) – Tý (vượng) – Thìn (mộ)
  • Hành hỏa: Dần (sinh) – Ngọ (vượng) – Tuất (mộ)
  • hành kim: Tị (sinh) – Dậu (vượng) – Sửu (mộ)
  • hành mộc: Hợi (sinh) – Mão (vượng) – Mùi (mộ)

Rồi lấy năm bắt đầu xây dựng, dụng pháp “ngũ thử độn” để tính mộ của bổn sơn thì biết nạp âm can chi của mộ sơn – đó là khí mộ long của sơn nhà hay sơn mộ, dùng năm tháng ngày giờ để khởi công theo nguyên tắc sau:

  • nạp âm của năm tháng ngày giờ đồng hành với mộ long
  • nạp âm của năm tháng ngày giờ sinh ra hành của mộ long
  • nạp âm của năm tháng ngày giờ bị hành của mộ long khắc chế

Cần phải kiêng kỵ dùng nạp âm của bát tự khắc chế hành của mộ long là đại hung; còn hành của mộ long sinh ra hành nạp âm của năm tháng ngày giờ là tiểu hung.

——————————————————–
Phụ lục: Hồng phạm ngũ hành
Hồng phạm ngũ hành lấy:

  • Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân: bao gồm 8 sơn thuộc thủy
  • Ly, Nhâm, Bính, Ất: bao gồm 4 sơn thuộc hỏa
  • Chấn, Cấn, Tị: bao gồm 3 sơn thuộc mộc
  • Càn, Hợi, Đoài, Đinh: bao gồm 4 sơn thuộc kim
  • Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi: bao gồm 5 sơn thuộc thổ

Hồng phạm ngũ hành còn được gọi là “Đại ngũ hành”, bởi nó chỉ ra nguyên lý giao hợp của bát quái, hóa khí của 10 can, 12 chi nạp âm, rất là to lớn. Nguyên tắc của nó là “trong tự nhiên, không giao hợp/giao dịch thì không thành tạo hóa”, thật vậy, trong thiên địa tự nhiên cho đến nam nữ gặp nhau có giao phối mới tạo ra cái mới – vì vậy gọi là đại ngũ hành.
——————————————————–

Ví dụ 1:
năm Đinh Hợi, xây dựng căn nhà tọa Mão hướng Dậu. Sơn Mão đem đối chiếu với bảng Hồng phạm ngũ hành thì thuộc hành mộc, mộc cục thì mộ khố tại Mùi. Xét năm Đinh Hợi lấy ngũ thử độn thì ta khởi Canh Tý (canh tý, tân sửu, nhâm dần, quý mão, giáp thìn, ất tị, bính ngọ, đinh mùi), ta biết rằng vào năm Đinh Hợi, mộ khố của căn nhà tọa Mão là “Đinh Mùi”, có nạp âm là “Thiên hà thủy”. Mà năm Đinh Hợi có nạp âm là “Ốc thượng thổ” – khắc với mộ long là đại hung (gọi là niên khắc sơn gia). Nếu có thể hoãn lại được thì nên để tới năm Mậu Tý hãy xây dựng. Còn không hoãn được thì lựa 3 trụ còn lại là Tháng – Ngày – Giờ để lập thành thế 3 trị 1 cũng tạm tốt (ví dụ tháng Tị – ngày Dậu – giờ Sửu để thoát khí thổ, sinh cho khí thủy).

Ví dụ 2:
năm Bính Tý xây dựng căn nhà tọa Ất hướng Tân, lấy sơn Ất đối chiếu bảng Hồng phạm ngũ hành thuộc hành hỏa. Hỏa cục mộ tại Tuất, năm Bính khởi Mậu tý – Kỷ sửu – Canh dần – Tân mão – Nhâm thìn – Quý tị – Giáp ngọ – Ất mùi – Bính thân – Đinh dậu – Mậu tuất. Nạp âm mậu tuất hành mộc, vậy mộc chính là khí của mộ long căn nhà tọa Ất năm Bính tý. Năm Bính tý nạp âm hành thủy là đại cát, cần lựa thêm tháng ngày giờ thủy – mộc – thổ, kỵ hành hỏa (tiểu hung) hành kim (đại hung).

Ví dụ 3:
năm Giáp Ngọ, xây dựng căn nhà tọa Tị hướng Hợi. Sơn Tị trong Hồng phạm thuộc hành mộc, mộ tại Mùi. Năm Giáp Ngọ khởi Giáp Tý… tới Mùi là Tân Mùi – thuộc hành thổ, mộ long của căn nhà thuộc hành thổ, mà năm Giáp Ngọ thì hành kim, mộ long của căn nhà sinh xuất cho niên gia là tiểu hung. Vì vậy phải chọn tháng ngày giờ hành thổ (để vượng khí mộ long), hành hỏa (để tướng khí long và khắc niên gia), hành thủy (để hao khí niên gia). Sao cho hình thành cục diện 3 chọi 1 (tháng ngày giờ chọi với năm).

BẢNG MỘ LONG HOÁN NIÊN LẬP THÀNH
lưu ý:

  • thổ vận kỵ mộc
  • kim vận kỵ hỏa
  • thủy vận kỵ thổ
  • mộc vận kỵ kim
  • hỏa vận kỵ thủy

THÔNG THIÊN KHIẾU (các sao tốt trong phong thủy)
Thông thiên khiếu là chân quyết của Dương Quân Tùng, dùng để khai sơn lập hướng, xây dựng, tu tạo, tu phương, mai táng có thể đè bẹp mọi hung thần – chuyên nhất cục khí. Pháp này chỉ dùng bát can tứ duy để lập sơn hướng cùng đồng dụng thời gian bát tự đều trùng tam hợp mà lập cục.

CÔNG THỨC
Dùng song sơn khởi (giống như pháp quyết thập nhị thần nhưng ghép tên khác). Lấy năm tháng ngày giờ sao cho được tam hợp cục nhất khí, đồng thời về mặt địa lý thì chọn song sơn chỉ dùng thiên can tứ duy để lập sơn hướng mà không dùng địa chi.

  • vào năm Thân – Tý – Thìn, chọn bát tự thuần khí Thân Tý Thìn tạo thành thủy cục thì có thể dùng các sơn Khôn, Canh, Tân, Cấn, Giáp, Ất.
  • vào năm Dần, Ngọ, Tuất: chọn bát tự thuần khí Dần Ngọ Tuất tạo thành hỏa cục thì có thể dùng các sơn Cấn, Giáp, Ất, Khôn, Canh, Tân.
  • vào năm Tị – Dậu – Sửu: chọn bát tự thuần khí Tị Dậu Sửu tạo thành kim cục thì có thể dùng các sơn Tốn, Bính, Đinh, Càn, Nhâm, Quý
  • vào năm Hợi – Mão – Mùi: chọn bát tự thuần khí Hợi Mão Mùi tạo thành mộc cục thì có thể dùng các sơn Tốn, Bính, Đinh, Càn, Nhâm, Quý

Thực ra, bản chất của pháp quyết này là: theo song sơn ngũ hành, chọn lấy thiên can tứ duy sao cho được Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Bệnh, Tử, Mộ thì tự nhiên sẽ tránh được tam sát, đại sát và các chư hung tinh. Nếu được thêm các cát tinh khác cùng chiếu thì tự nhiên cát.

TẨU MÃ LỤC NHÂM (các sao tốt trong phong thủy)
Pháp thức này dùng bát tự năm tháng ngày giờ tam hợp cục thuần khí với song sơn, theo pháp thập nhị thần mà khởi – pháp thức cho phép lấy:

  • trường sinh, quan đới, đế vượng và ba đối cung của chúng là
  • bệnh, mộ, tuyệt

—————————

AI SƠN HOÀNG ĐẠO (các sao tốt trong phong thủy)
Cai sơn hoàng đạo là phương cát thần rất mạnh, chuyên sử dụng để khai sơn lập hướng, tu tạo rất tốt
CÔNG THỨC
lấy chi của năm muốn sử dụng, đối chiếu với la kinh 24 sơn thuộc bát quái xem quái nào quản năm đó, rồi dùng quái đối xung với quái quản lý năm đó mà phiên quái khởi theo pháp thức “Tiểu du niên biến quái” để chọn ra sao Tham lang, Cự môn, Vũ khúc. Cộng thêm những sơn thuộc Bát quái nạp giáp tam hợp mà dùng.
như vậy, để tóm gọn lại cho dễ nhìn, ta có bảng Cai sơn hoàng đạo theo bảng dưới đây (đã bao gồm cả nạp giáp tam hợp). Còn vào năm nào thì lấy bát tự thời gian tam hợp với năm. Ví dụ năm Tý thì lấy tháng ngày giờ sao cho thành bộ tam hợp Thân – Tý – Thìn.

—————————

TUẾ LỘC, TUẾ MÃ (các sao tốt trong phong thủy)
TUẾ LỘC
Chính là phương Lâm quan của tuế can, trong 12 thần của vòng trường sinh thì Lâm quan là phương tốt nhất – chính là lúc đang lên và đã hưng thịnh. Còn phương Đế vượng đã là lúc tốt thái quá, coi chừng suy bại. Chọn phương Lâm quan trong năm rất thích hợp cho việc xây dựng.
TUẾ MÃ
Tuế mã chính là phương Bệnh của tuế chi, là phương cát thần dùng để khai sơn lập hướng, tu tạo, xây dựng rất tốt. Tuế mã cũng giống như tuế lộc, dùng tuế chi theo 12 thần trường sinh khởi để tìm phương bệnh chính phương tuế mã.
PHI THIÊN LỘC MÃ (các sao tốt trong phong thủy)
Là cách tính Lộc Mã của từng tháng trong năm bằng cách bỏ nguyệt kiến/tên của tháng muốn xây dựng vào trung cung (của cửu cung) an thuận, thấy lộc mã đáo cung nào thì cung đó là cát phương – phương ấy rất cát nên dùng để tu tạo, khởi công, động thổ, xây dựng. Ví dụ: năm 2015 là năm Ất Mùi – ta có lộc tại Kỷ Mão, mã tại Tân Tị, vào tháng 1 âm lịch (Mậu Dần) ta muốn biết lộc mã của năm Ất Mùi bay vào cung nào, ta bỏ Mậu Dần vào trung cung an thuận sẽ thấy trong tháng 1 âm Kỷ Mão bay vào cung Càn, Tân Tị bay vào cung Cấn.

CÁCH DÙNG
Lộc chủ về tài lộc, mã chủ sự trường tồn. Do đó lộc mã thường dùng chung với nhau để chỉ sự trường tồn và tài lộc. Ví dụ: năm Giáp lộc tại phương Dần, trong năm này nếu xây nhà hay để mộ tọa Dần hay hướng Dần là đạt được cát tinh tài lộc đáo sơn/hướng. Nếu vào năm Giáp Thân, Giáp Tý, Giáp Thìn thì phương Dần được cả lộc lẫn mã. Khi tuyển trạch, phải lưu ý dùng bát tự tam hợp của năm tháng ngày giờ để bổ sơn hướng của lộc mã.

—————————–

PHI CUNG QUÝ NHÂN (các sao tốt trong phong thủy)
Qúy nhân là một Cát thần quan trọng trong thuật trạch cát, được phân ra làm âm quý và dương quý. Nguyên tắc đặc biệt của Quý nhân là Âm quý phải đáo âm cung, Dương quý phải đáo dương cung mới thật là cát tường:

  • âm cung: Khôn 2, Tốn 4, Càn 6, Cấn 8
  • dương cung: Khảm 1, Chấn 3, Đoài 7, Ly 9

Tuyển trạch tông kính nói rằng “Tuế lộc mã quý nhân, sơn phương đều tốt, tại trong Giáp này là có lực, Giáp ngoại là thứ”. Lại nói rằng “trước dùng ngũ hổ độn để tìm tuế quý gắn với Can Chi nào, sau đó dùng nguyệt kiến độn trung cung tính thuận để tính ra Tuế quý phi độn tới cung nào thì cung đó luận là cát (nghĩa là có phân ra Chân quý nhân và thứ quý nhân, ví như năm Giáp gặp Tân mùi là chân quý nhân, các chữ Mùi khác là thứ quý nhân).

PHI CUNG QUÝ NHÂN CỦA TỪNG THÁNG
Rất giống như quy tắc của phi thiên lộc mã, để tính được phi cung quý nhân của từng tháng ta phải dùng ngũ hổ độn để biết Can Chi cụ thể của từng tháng trong năm đó mới có thể biết âm quý và dương quý có can gì (xem bảng tính sẵn dưới đây). Sau đó bỏ nguyệt kiến vào trung cung an thuận, thấy chữ quý nhân chính xác can chi bay vào cung nào thì cung đó có quý nhân.


TUẾ ĐỨC – TUẾ ĐỨC HỢP (các sao tốt trong phong thủy)
Tuế đức là cát thần rất hệ trọng, nơi phương nó quản vạn phúc đều tụ tập, rất thích hợp cho việc tu tạo, xây dựng mới.

cách thức định là năm can dương là gì thì lấy phương có tên can đó làm phương tuế đức. Năm can âm thì lấy phương có chữ Can hợp làm phương tuế can đức – xây dựng hay tu tạo tại phương Tuế cát rất cát lợi.
PHƯƠNG TUẾ ĐỨC HỢP
Theo phương pháp chọn tuế đức, thấy chữ tuế đức hợp là chữ gì thì chọn phương ấy mà tu tạo, xây dựng cũng rất cát tường.


THIÊN ĐẠO – THIÊN ĐỨC (các sao tốt trong phong thủy)
Thiên đạo – Thiên đức là phương cát nhất của tháng đó trong năm, theo 8 phương. Uy lực của Thiên đức rất mạnh nên phương nó quản rất cát tường, dùng để làm nhà, xây mộ hoặc tu sửa cùng các việc khác rất có lợi.

Ta còn có thể dùng phương Thiên đức theo ngày, ví dụ như phương Thiên đức tháng 1 là phương Đinh, thì ngày Dần phương thiên đức cũng ở Đinh.

—————————–

NGUYỆT ĐỨC, NGUYỆT ĐỨC HỢP (các sao tốt trong phong thủy)
Nguyệt đức là cát thần trực tháng và ngày, dụng luôn cho cả phương hướng lẫn thời gian. Cần chọn cho ngày động thổ, xây dựng và nhiều việc khác trong sinh hoạt.CÔNG THỨC
lấy chi tháng để tính

nguyệt đức hợp
là cát thần trực ngày trong tháng, có thể tính phương hướng địa lý, nhưng nó được chú trọng sử dụng ở dạng thời gian nhiều hơn.

—————————-

Tư Vấn: 09 613 414 88 Phongthuyhocvungtau.com

~ Đọc trên nhiều diễn đàn tích lũy kiến thức chung.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *